Trong quá trình giảng dạy của mỗi giáo viên, trở ngại lớn nhất thường xuyên được nhắc đến có lẽ là vấn đề tạo động lực và nhu cầu học tập cho học sinh. Dù cho nội dung bài giảng đã được tinh gọn, biến đổi để chúng trở nên thú vị hơn nhưng có vẻ vẫn không khiến học sinh hoàn toàn chú tâm. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Có thể một phần là do phương pháp truyền đạt chưa đủ tạo động lực và cảm hứng học tập cho các bạn. Cẩm nang dạy học xin chia sẻ một vài ý tưởng về việc tạo động lực học tập cho học sinh bằng cách tạo ra các thử thách, hy vọng giúp ích cho quá trình giảng dạy của thầy cô.
Biến các học sinh thành “chuyên gia” trong một vấn đề.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy học sinh có động lực đến thế nào nếu bạn yêu cầu các em thuyết trình về một đề tài theo nhóm hoặc cá nhân. Các em sẽ cảm thấy hứng thú và có trách nhiệm khi trở thành chuyên gia trong một vấn đề cụ thể, dù vấn đề đó là tiểu thuyết “Bắt trẻ đồng xanh” hay cấu trúc electron. Việc chuẩn bị cho các dự án hoặc các buổi thuyết trình mới lạ sẽ giúp học sinh thấy hứng thú hơn khi học. Và đây cũng là một cách hay để bạn làm mới chương trình học và tạo sự thú vị cho buổi học.
Khi các học sinh thuyết trình về một chủ đề cho trước thì các bạn cùng lớp cũng sẽ có hứng thú học hơn. Đôi khi học sinh thấy chán khi bạn lúc nào cũng đứng trước lớp, chính vì vậy khi các bạn cùng lớp đứng thuyết trình về một đề tài, các em sẽ cảm thấy mới mẻ hơn và hứng thú hơn.
Khuyến khích làm việc theo nhóm.
Làm việc theo nhóm sẽ giúp học sinh có cơ hội hiểu rõ nhau hơn, nhìn nhận tài liệu môn học theo một cái nhìn khác và có động lực để thành công. Khi làm việc một mình, học sinh sẽ không cảm thấy áp lực cần phải thành công như khi làm việc cùng nhóm với những người khác mà trong đó mỗi học sinh đều có một vai trò nhất định. Làm việc theo nhóm cũng là một cách rất tốt để làm mới chương trình học và là cơ hội để học sinh có một hoạt động khác biệt khi học.
Bạn cũng có thể khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhóm. Một thử thách về ngữ pháp trên bảng, trò chơi đố vui theo nhóm về một chủ đề hay một hoạt động hoặc trò chơi nào khác mà mỗi nhóm đều cố giành chiến thắng thì bạn sẽ thấy rằng học sinh sẽ có hứng thú tham gia và trả lời đúng khi thi đấu (miễn là cạnh tranh lành mạnh và không khiến học sinh chán nản).
Giao các bài tập cộng điểm.
Những bài tập cộng điểm sẽ giúp học sinh nhìn nhận tài liệu học ở một cấp độ khác và cố gắng làm bài để cải thiện điểm của mình. Ví dụ, nếu bạn là giáo viên hoá học và bạn biết rằng một số học sinh đang gặp khó khăn thì hãy giao cho học sinh một bài báo cáo tuỳ chọn về một cuốn sách hài hước nhưng có liên quan đến khoa học như “Lược sử vũ trụ”. Học sinh sẽ thấy vui khi nhận thức được khoa học ở một cấp độ mới và hiểu rõ hơn về tài liệu học trong khi cải thiện điểm của mình.
Bạn có thể giao các bài tập cho thấy tính ứng dụng cao hơn của tài liệu học. Ví dụ, nếu bạn là giáo viên tiếng Anh, hãy cộng thêm điểm cho các học sinh đến dự buổi đọc thơ trong khu vực của bạn và viết báo cáo về buổi đọc thơ đó. Hãy để học sinh chia sẻ bài báo cáo của mình với cả lớp, điều này sẽ giúp tạo động lực cho học sinh cũng như khuyến khích các em cố gắng nhiều hơn nữa.
Cung cấp các lựa chọn.
Học sinh sẽ có động lực hơn nếu được lựa chọn trong quá trình học. Các lựa chọn giúp học sinh cảm thấy mình có quyền quyết định việc học cũng như động lực của mình. Hãy cho học sinh chọn bạn cùng làm thí nghiệm hay cho các em một số lựa chọn khi giao bài tập viết luận hay bài tập ngắn tiếp theo. Bạn vẫn có thể cung cấp cho học sinh rất nhiều cấu trúc mà vẫn cho phép học sinh được lựa chọn.
Đưa ra những lời nhận xét hữu ích.
Nếu bạn muốn tạo động lực cho học sinh thì những lời nhận xét của bạn phải đầy đủ, rõ ràng và có ý nghĩa. Nếu học sinh thấy được điểm mạnh và những điểm cần cải thiện của mình thì các em sẽ có nhiều động lực để học hơn so với việc chỉ nhận được một điểm số viết tay và một câu nhận xét không rõ ràng. Hãy dành thời gian để các em nhận thấy được rằng bạn thực sự quan tâm đến thành công của học sinh và mong muốn giúp học sinh tiến bộ.
Nếu có thời gian, bạn có thể lên lịch cho các buổi hội ý với học sinh để theo dõi kết quả học tập trong suốt khoá học của học sinh. Sự chú ý đến từng cá nhân này sẽ cho học sinh thấy bạn thực sự quan tâm và chú ý đến việc học của các em.
Nói rõ những kì vọng của bạn.
Hãy đưa cho học sinh những đề mục, những hướng dẫn rõ ràng hay ví dụ về những bài tập tốt để cho các em thấy bạn đang mong đợi điều gì. Nếu bạn không biết mình thực sự muốn gì hay làm thế nào để các em học tốt trong lớp của bạn thì học sinh sẽ thiếu động lực để học tốt. Những hướng dẫn cụ thể và một người giáo viên sẵn lòng trả lời bất cứ câu hỏi nào về bài tập sẽ giúp học sinh có động lực để cố gắng học tốt.
Dành thời gian để trả lời các câu hỏi sau khi bạn đã giải thích về bài tập. Học sinh có thể tỏ ra là đã hiểu hết, nhưng nếu kiên trì hỏi bạn sẽ nhận thấy rằng luôn có những điểm cần làm sáng tỏ thêm.
Thay đổi không khí cho lớp học.
Việc giảng bài có thể phù hợp với môn học của bạn, nhưng bạn càng thay đổi không khí lớp học thì học sinh sẽ càng thấy hứng thú. Ví dụ, bạn có thể dành 10-15 phút để giảng “một đoạn kiến thức”, sau đó sẽ là bài tập nhóm minh hoạ cho kiến thức về khái niệm mà bạn vừa nêu. Tiếp đó, bạn có thể tạo ra một hoạt động trên bảng và để học sinh trình bày một bài tập cộng điểm hoặc chiếu một video ngắn về bài học. Việc giữ cho lớp học sôi nổi sẽ giúp học sinh có động lực và sẵn sàng học hơn.
Việc có một kế hoạch cụ thể trên giấy hay trên bảng cho mỗi tiết học cũng giúp tạo động lực cho học sinh vì các em luôn muốn biết cần mong đợi điều gì ở bài học này.
Lời khuyên
- Hãy tạo phong thái tự nhiên trên lớp, dù bạn có đang nói, dạy, nghe, lau bàn hay đọc bài. Bạn cần phải khiến mọi thứ trông hoàn toàn tự nhiên.
- Đừng phạt bất cứ hành vi không đúng đắn nhỏ nhặt nào. Học sinh cần cảm thấy bạn coi trọng việc giáo dục hơn là chỉ thể hiện quyền lực của mình.
- Đừng nói một cách chậm rãi và thận trọng vì điều này có thể khiến học sinh có ấn tượng là bạn không nghĩ học sinh sẽ hiểu được nếu bạn nói ở tốc độ bình thường.
- Nhớ là mối quan hệ của bạn là giáo viên và học sinh nên đừng làm hỏng mối quan hệ đó. Hãy tôn trọng ranh giới và đừng tỏ ra là một ‘người bạn chứ không phải giáo viên’. Bạn vẫn là giáo viên, chỉ là một giáo viên thật giỏi và khác biệt mà thôi.
- Đừng quá chú ý.
- Bạn không thể tạo ấn tượng là một người “bình thường”. Nếu bạn đang có một ngày tồi tệ, buồn bã hay bực dọc thì cũng “đừng thể hiện ra”. Bạn cần phải trở thành một hình tượng siêu anh hùng trong mắt học sinh. Tại thời điểm này trong cuộc đời của chúng , những hình mẫu của bọn trẻ đang biến về những người thường. Họ đau ốm, làm mọi người thất vọng, ly dị, trầm cảm và đang dựa vào học sinh. Học sinh sẽ coi đây là dấu hiệu cho thấy một người không đủ mạnh mẽ để tự đương đầu và không thể dựa vào được. Các em cần một người để nương tựa khi cần. Sự ‘bình thường’ của bạn sẽ đánh mất cơ hội trở thành người để học sinh nương tựa. Đừng nói cho học sinh những vấn đề của bạn và cũng đừng cho học sinh thấy những điểm yếu của bạn (trừ khi đó là điểm yếu nho nhỏ như việc vẽ một đường thẳng). Nếu học sinh đến tìm bạn với một vấn đề, hãy liên hệ với học sinh bằng cách nói “Chuyện đó đã từng xảy ra với cô/thầy” thay vì nói “Chết thật, cô/thầy biết chuyện đó như thế nào.”
- Nếu bình thường bạn là một người nói chậm thì hãy cố nói nhanh hơn.
- Đừng mỉm cười quá nhiều và đừng cười với cả lớp. Thỉnh thoảng hãy cười và cười với một em nào đó.
Trên đây là những chia sẻ ngắn gọn về việc tạo động lực học tập cho học sinh bằng cách tạo ra các thử thách trong học tập. Cẩm nang dạy học hy vọng bạn sẽ có thểm cho mình những phương pháp tạo động lực và nhu cầu học tập cho học sinh một cách hiệu quả và phù hợp với môi trường giảng dạy của mình. Chúc bạn Thành Công!
Tham khảo thêm: