Thực hiện các dự án học tập để lòng ghép với các bài học trong thế giới thực là một trong các hình thức hiệu quả trong giáo dục STEM. Đó là thiện hiện tính thực tiễn và tính ứng dụng kiến thức thống nhất kết hợp với quy trình tìm tòi khám phá, thiết kế kỹ thuật trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Ở đây, không còn rào cản của việc học kiến thức hàn lâm với ứng dụng thực tiễn. Do vậy, các nội dung giáo dục STEM nên hướng đến các dự án học tập để tăng cường các hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống
Dạy hoc dự án là câu trả lời cho sự chênh lệch giữa thức lí thuyết trong nhà trường và kiến thức thực tiễn ngoài xã hội và trong môi trường nghề nghiệp. Dạy học dự án như một hoạt động có ý nghĩa và có tính thực tiễn về giá trị và mục tiêu giáo dục tương ứng với một học nhiều mục tiêu học tập; mà trong đó có tính đến sự tìm tòi nghiên cứu và phương pháp giải quyết các vấn đề bằng cách sử dụng và thao tác trên các công cụ, thiết bị lao động, tương ứng với tình huống của cuộc sống thực tế.
Trong giáo dục STEM, dạy học dự án thể hiện được mục tiêu đặt ra là quá trình tìm tòi nghiên cứu hoặc định hướng một sản phẩm khoa học, công nghệ dựa trên quy trình thiết kế kĩ thuật. Do đó, dựa vào thời điểm triển khai dự án trong khoa học có thể phân loại dự án trong giáo dục STEM thành hai loại là Pre-project và Post-project.
Dự án học tập được hình thành ngay từ khi bắt đầu phần học, khoá học hoặc chương trình học, gọi là Pre-project, dựa trên quá trình tìm tòi nghiên cứu, khám phá các kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau mà có sự tích hợp của các lĩnh vực STEM. Trong quá trình học, người học phải tích cực thu thập kiến thức để thực hiện dự án, hoàn thành dự án để chiếm lĩnh kiến thức dựa trên các quy trình khoa học, công nghệ, kĩ thuật. Trong đó, Pre-project xuất phát từ vấn đề, câu hỏi trước khi bắt đầu phần học, đặt người học trong tình huống có nhu cầu phải học để giải quyết vấn đề đặt ra.
Dự án vận dụng kiến thức hay gọi là Post-project được thực hiện vào cuối khoá học, cuối chương trình học, kết thúc chương học. Kiến thức, kĩ năng học sinh thu được trong quá trình học các môn học được vận dụng vào việc thực hiện dự án để tạo ra một sản phẩm dựa trên các quy trình thiết kế kĩ thuật.
Trong quá trình triển khai dạy học dự án về giáo dục STEM cần chú ý đến tiến trình thực hiện dự án. Cần tổ chức để đặt người học vào một bối cảnh, tình huống thực tiễn, cụ thể mà người học phải giải quyết thực sự một vấn đề mà ta có thể giao phó trách nhiệm học tập của học sinh cho chính học sinh thực hiện.
Trong các dự án về giáo dục STEM cần hết sức lưu ý tính vừa sức của học sinh và các kiến thức nền mà học sinh đã học trong chương trình, các kinh nghiệm sẵn có của học sinh và môi trường hỗ trợ học sinh thực hiện dự án để tránh học sinh bị thất bại nhiều lân khi thực hiện dự án do vượt quá sức hoặc dự án đi vào ngõ cụt. Tiến trình thực hiện dự án của học sinh luôn cần phải kèm theo bảng phân công nhiệm vụ và bảng tiến độ công việc thực hiện.
Giáo viên khi đề xuất dự án cần lường trước các tình huống và thể hiện được tiến trình dạy học dự án qua bảng phân công nhiệm vụ và tiến độ dự án để đảm bảo người học phải hoàn thành từng bước và thực hiện một cách tuyến tính các nhiệm vụ đã đặt ra. Bảng phân công nhiệm vụ luôn phải đi kèm với thời gian biểu cụ thể cho từng thành viên và thường xuyên được giám sát để điều chỉnh tiến độ dự án. Giáo viên phải thường xuyên theo dõi sự tiến triển của dự án và điều chỉnh được tiến độ dự án để phục vụ công tác đánh giá người học.
Các giai đoạn xây dựng tiến trình dạy học dự án:
Giai đoạn | Mục tiêu |
Tìm hiểu nhu cầu | Chuẩn đoán, đề xuất nhiệm vụ và mục tiêu của dự án |
Xây dựng dự án | Trước khi thực hiện dự án phải xây dựng nội dung chi tiết của dự án, sản phẩm dự án, điều kiện thành công của dự án |
Thực hiện dự án | Có kế hoạch chi tiết, người chịu trách nhiệm, hệ thống theo dõi, điều chỉnh dự án |
Đánh giá dự án | Điều chỉnh kế hoạch, ý tưởng cho sản phẩm |
Đặc biệt, cần phải đặt yêu cầu đánh giá dự án ngay khi giao dự án cho học sinh, trong đó thể hiện các tiêu chí, các hình thức và sản phẩm để đánh giá dự án. Dự án học tập được đánh giá dưới nhiều hình thức như dựa trên báo cáo các hoạt động, báo cáo kết quả học tập, nhật kí dự án, hồ sơ dự án, phỏng vấn thành viên, trả lời các câu hỏi mở sau dự án, trả lời phiếu đánh giá dự án….
Đánh giá dự án học tập cần dựa trên các tiêu chí sau
Tiêu chí | Mô tả |
Tính hiệu quả | Mức độ đại được mục tiêu đặt ra dựa vào kết quả của dự án |
Sự phù hợp với mục tiêu giáo dục | Mức độ đạt được của dự án so với mục tiêu đạt được và mục tiêu cần đáp ứng |
Hiệu quả đào tạo | Kế quả đạt được của dự án so với thiết bị, nguồn lực mà nhà trường bố trí cho việc học |
Theo Etienne, đánh giá trong dạy học dự án cần đề cập đến ba hình thức đó là
- Tự đánh giá của mỗi thành viên: Mỗi cá nhân tự đánh giá sự hoàn thiện, cái đó. được, thái độ của mình trong quá trình thực hiện dự án;
- Đánh giá chéo giữa các thành viên: Thành viên này đánh giá thành viên khác trong nhóm nhằm phát triển năng lực đánh giá người khác của người học dưới sự kiểm soát, điều phối của giáo viên;
- Đánh giá của giáo viên: Xây dựng phiếu đánh giá tổng thể dự án, học sinh phải điền vào phiếu sau dự án.
Hoặc theo Plé thì hình thức đánh giá trong dạy học dự án cần mang tính tập thể các mức độ như sau:
- Đánh giá bên trong giữa các nhóm tham gia dự án với nhau;
- Đánh giá bên ngoài, các cá nhân không tham gia dự án đánh giá kết quả và học tập của dự án;
- Khi các nhóm tự đánh giá lẫn nhau và các cá nhân bên ngoài đánh giá dự án là cơ hội để giáo viên đánh giá các thành viên dự án, hiệu quả dự án và kết quả học tập của học sinh.
Trong đánh giá các dự án giáo dục STEM cần thể hiện các mức đánh giá về sản phẩm, sự học tập, sự hợp tác và sự tham gia của cá nhân dựa trên một số mức độ sau:
Tiêu chí | Mức độ đánh giá |
Sản phẩm | Chất lượng của các bước tiến hành và các phương pháp luận thực hiện trong dự án. Hiệu quả của các sản phẩm thu được |
Sự học tập | Chất lượng của các kiến thức mới thu được, các kiến thức liên môn huy động trong dự án. Mức độ các mục tiêu đạt được, nhất là các mục tiêu phát triển năng lực |
Sự hợp tác | Cấu trúc và thành phần nhóm tạo nên động cơ của sự học tập. sự thể hiện vai trò của mỗi thành viên đối với nhóm của mình |
Dự án cá nhân | Kiến thức, kỹ năng cá nhân thu được qua hoạt động trong dự án. |
Tổng hợp: Nguyễn Nam