Phương pháp dạy học hợp tác và những chiến lược cho lớp học đầy đủ

Phương pháp dạy học hợp tác đã khẳng định vị thế như một công cụ hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và phát triển toàn diện cho học sinh. Thay vì cách tiếp cận truyền thống, nơi giáo viên là trung tâm của quá trình học tập, phương pháp hợp tác nhấn mạnh vào sự tham gia tích cực và sự tương tác giữa các học sinh. Điều này không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn phát triển những kỹ năng quan trọng như giao tiếp, làm việc nhóm, và tư duy phản biện. Ở bài viết dưới đây, Koolsoft sẽ chia sẻ cho bạn những yếu tố quan trọng và chiến lược triển khai việc học hợp tác hiệu quả.

1. Phương pháp dạy học hợp tác là gì? 

Phương pháp dạy học hợp tác (Cooperative Learning) là một phương pháp giảng dạy mà giáo viên chia nhỏ lớp học thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 3-6 học sinh có trình độ khác nhau. Trong đó, các thành viên trong nhóm phải cùng hỗ trợ, tương tác lẫn nhau để hoàn thành một nhiệm vụ học tập chung mà giáo viên giao cho. Quá trình làm việc nhóm đòi hỏi các em phải thảo luận, giải thích, sửa sai lầm cho nhau, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn khác. Điều này giúp học sinh phát triển được các kỹ năng xã hội như làm việc nhóm, giao tiếp, lãnh đạo và giải quyết xung đột một cách hiệu quả.

Phương pháp dạy học hợp tác không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn mà còn rèn luyện cho các em khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Đồng thời, nhờ sự hỗ trợ lẫn nhau, các em cũng sẽ có động lực học tập tích cực hơn. Cuối cùng, giáo viên sẽ đánh giá kết quả của cả nhóm cũng như sự tiến bộ của từng cá nhân.

Mô hình dạy học hợp tác bao gồm 5 yếu tố như sau:

  • Interaction – Sự tương tác
  • Positive Interdependence – Phụ thuộc tích cực
  • Group processing – Quy trình vận hành
  • Individual Responsibility – Trách  nhiệm cá nhân
  • Skill – Kỹ năng 

2. Những yếu tố quan trọng của phương pháp dạy học hợp tác

Mô hình này có tên gọi khác là ‘’Mô hình hợp tác cơ bản’’ (The basic cooperative model). Các yếu tố trong phương pháp dạy học hợp tác này được hình thành để tối đa hóa việc học tập hợp tác và giúp học sinh nâng cao các kỹ năng quan trọng.

2.1 Sự tương tác

Sự tương tác “Interaction’’ thể hiện mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm, giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với môi trường. Thông qua việc tương tác giữa các thành viên trong nhóm giúp học sinh trao đổi kiến thức, chia sẻ ý tưởng, và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập. Việc thảo luận và tranh luận giúp các em không chỉ hiểu sâu hơn về kiến thức mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện. Phương pháp dạy học hợp tác này đòi hỏi học sinh phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, và đưa ra lập luận một cách thuyết phục.

2.2 Sự phụ thuộc tích cực

Trong phương pháp dạy học hợp tác, phụ thuộc tích cực (Positive Interdependence) là yếu tố thứ hai, tạo nên sự gắn kết và thúc đẩy tinh thần hợp tác trong nhóm. Mỗi thành viên cần nhận thức được rằng sự thành công của cả nhóm phụ thuộc vào sự đóng góp của từng cá nhân. Điều này khuyến khích học sinh làm việc chăm chỉ, hỗ trợ lẫn nhau, và cùng nhau hướng tới mục tiêu chung. Phụ thuộc tích cực có thể được thể hiện qua việc chia sẻ tài nguyên, kiến thức, và trách nhiệm trong nhóm.

2.3 Quy trình vận hành

Quy trình vận hành (Group processing) là yếu tố định nghĩa chất lượng của các hoạt động tương tác giữa các thành viên trong cùng một nhóm. Ngoài việc giám sát và nhận xét kết quả từ giáo viên, học sinh cũng cần tự mình đánh giá kết quả của nhóm mình. Ví dụ như mỗi thành viên trong nhóm có đang hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công hay không? Các cá nhân có đang thể hiện tốt điểm mạnh của mình không? Quá trình trao đổi giữa các thành viên trong nhóm có diễn ra thuận lợi? Xác định rõ những điều này là rất quan trọng để củng cố phương pháp dạy học hợp tác của các em.

2.4 Kỹ năng

Kỹ năng (Skill) là yếu tố quan trọng giúp học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ và đóng góp hiệu quả vào công việc nhóm. Kỹ năng ở đây bao gồm không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, và kỹ năng quản lý thời gian. Giáo viên cần hỗ trợ học sinh phát triển những kỹ năng này thông qua các hoạt động học tập đa dạng và môi trường học tập tích cực.

2.5 Trách nhiệm mỗi cá nhân

Trách nhiệm của mỗi cá nhân (Individual Responsibility) của mỗi thành viên trong nhóm là rất lớn bởi kết quả hoạt động cuối cùng sẽ phụ thuộc vào sự đóng góp của từng thành viên. Theo đó mỗi học sinh cần có nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể, và sự đóng góp của họ phải được đánh giá công bằng.Trách nhiệm cá nhân cũng giúp học sinh phát triển tính tự chủ và khả năng tự quản lý.

Mô hình học tập hợp tác

3. Top những chiến lược triển khai phương pháp dạy học hợp tác

Phương pháp dạy học hợp tác là một trong những chiến lược giáo dục hiệu quả nhằm thúc đẩy sự tương tác, trách nhiệm cá nhân, và phát triển kỹ năng mềm cho học sinh. Dưới đây là 7 chiến lược thực hiện phương pháp học hợp tác phổ biến. Mỗi chiến lược có những đặc điểm và cách thực hiện khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục thông qua sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.

3.1 Think-pair-share

Think-pair-share là một phương pháp quản lý lớp học đơn giản nhưng hiệu quả trong việc khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình học tập. Phương pháp dạy học hợp tác này được triển khai thông qua việc giáo viên đưa ra một câu hỏi hoặc vấn đề để học sinh suy nghĩ (think) trong một khoảng thời gian ngắn. Sau đó, học sinh ghép đôi (pair) để thảo luận với nhau về những gì họ đã suy nghĩ. Cuối cùng, các cặp chia sẻ (share) ý tưởng của mình với cả lớp. Phương pháp này không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy độc lập mà còn rèn luyện khả năng giao tiếp và nắm rõ phần kiến thức quan trọng được thảo luận.

Phương pháp dạy học hợp tác think-pair-share

3.2 Circle-the-Sage

Khi áp dụng phương pháp dạy học hợp tác này, giáo viên sẽ đặt một câu hỏi cho cả lớp và yêu cầu học sinh xung phong để trả lời. Những học sinh còn lại sẽ lựa chọn trong số những người biết câu trả lời thành bạn cặp của mình.Học sinh biết câu trả lời sẽ giải thích đáp án mình đưa cho người bạn cặp. Circle-the-Sage giúp học sinh trở nên tự tin hơn trong việc chia sẻ kiến thức và cải thiện kỹ năng lắng nghe.

3.3 Timed-Pair-Share

Timed-Pair-Share là chiến lược thực hiện phương pháp dạy học hợp tác hiệu quả. Tương tự với Think-pair-share, giáo viên sẽ đưa ra chủ đề và thời gian quy định để học sinh tự suy luận sau đó bắt cặp với 1 bạn để chia sẻ ý kiến của mình về câu hỏi. Sau khi hết thời gian, vai trò của người nói và người nghe sẽ được đổi ngược. Chiến lược này giúp đảm bảo rằng tất cả học sinh đều có cơ hội tham gia và phát triển kỹ năng trình bày và lắng nghe.

3.4 Agree-Disagree Line-ups

Agree-Disagree Line-ups là chiến lược xếp hàng chia nhóm đồng ý hay không đồng ý trong phương pháp dạy học hợp tác. Giáo viên sẽ đưa ra 1 nhận định sau đó hỏi ý kiến học sinh đồng ý hay không đồng ý và xếp học sinh thành 2 hàng/ 2 nhóm để lựa chọn. Mỗi nhóm sẽ cùng thảo luận để xem ai có luận điểm đúng nhất, sau đó học sinh có luận điểm mạnh nhất sẽ lần lượt đưa ra ý kiến của mình. Người đối diện bắt buộc phải lắng nghe xong mới được phản biện quan điểm.

Phương pháp dạy học hợp tác phân nhóm

3.5 Numbered Head Together

Numbered Heads Together là một trong những phương pháp dạy học ở tiểu học giúp tăng cường sự hợp tác và trách nhiệm cá nhân trong nhóm. Học sinh được chia thành các nhóm nhỏ và mỗi thành viên trong nhóm được đánh số. Giáo viên đặt ra một câu hỏi và các nhóm sẽ thảo luận để tìm ra câu trả lời. Sau khi thảo luận, giáo viên sẽ gọi ngẫu nhiên một số, người được gọi tên sẽ đại diện trình bày câu trả lời của nhóm mình. Chiến lược này khuyến khích tất cả các thành viên trong nhóm tham gia tích cực và sẵn sàng chia sẻ kiến thức của mình.

3.6 Tea Party

Ở phương pháp dạy học hợp tác này, giáo viên sẽ chia lớp ngồi thành 2 vòng trong trong đó một vòng lớn bên ngoài và vòng tròn nhỏ bên trong. Sau khi nhận được câu hỏi từ giáo viên, 2 người ngồi đối diện ở 2 vòng trong cùng thảo luận để thống nhất câu trả lời. Sau khi kết thúc 1 câu hỏi, các học sinh ở vòng tròn bên ngoài sẽ di chuyển theo chiều kim đồng hồ để đổi bạn bắt cặp. Quá trình đặt câu hỏi và trả lời cứ tiếp tục như vậy cho đến khi toàn bộ học sinh ở 2 vòng có thể thảo luận với bạn mới.

3.7 Jigsaw

Cuối cùng, Jigsaw là một phương pháp dạy học hợp tác phức tạp hơn nhưng rất hiệu quả trong việc phát triển kiến thức và kỹ năng của học sinh. Trong chiến lược này, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, một nhóm sẽ chuẩn bị bài tập để ôn lại kiến thức cũ, 1 nhóm chuẩn bị tóm tắt kiến thức của bài học mới. Sau khi ghép cặp 2 nhóm với nhau, các thành viên sẽ tự tổng hợp và chia sẻ kiến thức với nhau. Jigsaw giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm, khả năng trình bày và khả năng tổng hợp thông tin.

4. Kết luận

Phương pháp dạy học hợp tác đã chứng minh được hiệu quả trong việc tạo ra một môi trường học tập tích cực và toàn diện. Thông qua các chiến lược này không chỉ giúp học sinh thành công trong học tập mà còn chuẩn bị cho họ những kỹ năng quan trọng trong thế giới thực. Việc áp dụng linh hoạt và sáng tạo chiến lược dạy học hợp tác sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng và chuẩn bị tốt cho tương lai.

Tham khảo thêm: