Công cụ tạo động lực cho học sinh – Giáo viên cần biết

Tạo động lực cho học sinh là một hoạt động cần thiết đối với tất cả các thầy cô. Đương nhiên, tất cả các giáo viên luôn hi vọng bắt đầu bài học với sự lối cuốn và say mê mà học sinh thực chất muốn hoạt động và học tập, nhưng trong một lớp học thực sự, bạn sẽ thường xuyên thấy rằng bạn cũng cần một chút gì đó từ bên ngoài nhằm động viên sự miễn cưỡng và hiếu động của người học.

tạo động lực

Thúc đẩy học sinh lắng nghe, học tập và duy trì thái độ đối với việc học không phải là một điều dễ dàng. Đương nhiên, tất cả các giáo viên luôn hi vọng bắt đầu bài học với sự lối cuốn và say mê mà học sinh thực chất muốn hoạt động và học tập, nhưng trong một lớp học thực sự, bạn sẽ thường xuyên thấy rằng bạn cũng cần một chút gì đó từ bên ngoài nhằm động viên sự miễn cưỡng và hiếu động của người học. Trong giờ học, bạn có thể cân nhắc sử dụng hệ thống phần thưởng.

Triển khai hệ thống phần thưởng có thể đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo và chúng yêu cầu sự tính toán cẩn thận. Bạn không muốn một hệ thống mà vô tình trừng phạt học sinh. Bạn cũng không muốn lâm vào một hoàn cảnh mà trong đó học sinh luôn luôn mong đợi “một điều gì đó” để bù lại cho những hành vi tốt hoặc sự tham gia trong lớp học. Những gì bạn cần là một hệ thống cân bằng, hệ thống đó có mục tiêu giúp định hướng, cho phép việc mắc lỗi và nó có thể dần dần giảm bớt sự quan trọng để học sinh ít bị phụ thuộc.

Bước đầu tiên để phát triển một hệ thống phần thưởng thành công là việc xác định rõ các mục tiêu của bạn. Mục tiêu của bạn là tăng cường hoặc duy trì những hành vi tốt? Nếu vậy, phần thưởng của bạn nên hướng đến việc ủng hộ những hành vi tốt. Mục tiêu của bạn là để khuyến khích sự tham gia lớp học? Vậy thì các phần thưởng của bạn nên ủng hộ sự tham gia. Hệ thống bạn phát triển nên giúp bạn theo dõi xem học sinh có đạt được các mục tiêu đó hay không.

Các khái niệm liên quan đến phần thưởng sử dụng một động lực từ bên ngoài (các món quà) để khuyến khích những hành động nhất định và hành vi từ phía học sinh. Cách bạn tạo ra các phần thưởng công cụ để khuyến khích và ghi nhận mong muốn thúc đẩy các hoạt động. Các phần thưởng được sắp xếp theo một kế hoạch sẽ tác động đến các hành vi của cá nhân học sinh trong lớp hoặc hành vi của cả lớp.

BA HÌNH THỨC ĐƠN GIẢN NHẤT ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC

1. Tấm vé ghi nhận sự nỗ lực: Hệ thống này khuyến khích sự tham gia trong lớp học và tạo cho tất cả học sinh một cơ hội để nhận được một vài điều nhỏ đặc biệt. Nó không phải là một hệ thống toàn diện, nhưng có thể được sử dụng như một công cụ tạo động lực. Khi học sinh trong lớp tham gia các cuộc thảo luận, hoàn thành một cách nhanh chóng các bài tập trong lớp. Các vé phần thưởng căn cứ vào những điều học sinh đã tư duy và chiều sâu những đóng góp của chúng, sự giúp đỡ bạn bè, đưa ra các chọn lựa tốt. Những người tích cực nhất sẽ nhận được một chiếc vé, trong trường hợp cả lớp cố gắng, tất cả học sinh sẽ đều được nhận vé phần thưởng. Khi một học sinh nhận một chiếc vé, chúng được yêu cầu viết tên của mình ở mặt sau và đặt nó vào trong một chiếc lọ nỗ lực. Vào cuối mỗi buổi học, hoặc cuối mỗi tuần, giáo viên rút thăm bốn hoặc năm cái tên từ chiếc lọ và với mỗi học sinh may mắn sẽ nhận được một phần quà. Học sinh nào có nhiều vé trong tuần sẽ có nhiều cơ hội được chọn hơn so với các bạn. Xáo trộn những việc vé trong hộp và bắt đầu lại ở những tuần tiếp theo.

2. Đèn tín hiệu giao thông: Chương trình này dựa trên khái niệm đèn giao thông đỏ – vàng – xanh. Học sinh bắt đầu mỗi ngày với đèn “Xanh”. Những lựa chọn kém, kết quả không tốt trong ngày sẽ di chuyển học sinh sang đèn “Vàng” và sau đó là “Đỏ”. Các lựa chọn tốt có di chuyển chúng từ Đỏ sang Vàng và cũng có thể quay lại Xanh. Vào cuối ngày học, học sinh ghi lại màu cuối cùng của chúng trên một cuốn lịch hành vi nhỏ. Khi một học sinh đã tập hợp đủ 10 đèn Xanh trên cuốn lịch của mình, phần thưởng cho học sinh là một điều gì đó từ giáo viên để khuyến khích học sinh.

3. Con đường dẫn tới sự khích lệ: Con đường này có thể chọn bất cứ một hình thức nào mà bạn thích. Tôi đã từng thấy một số giáo viên sử dụng một sân bóng đá với mỗi “điểm dừng” là 10, 20, 30…trên đường kẻ sân để gián tiếp làm con đường khích lệ học sinh. Những người khác từng sử dụng một đường đua với những chiếc xe hơi tăng tốc dọc theo con đường. Còn một vài người nữa thì tạo con đường giống như một hành đi tới đỉnh Olympia. Bạn có thể xem xét một con đường mà tập trung vào một chủ đề của trường học hoặc thậm chí là một khái niệm mà bạn đang dạy trong lớp học. Bất kể con đường mà bạn chọn để sử dụng, mỗi điểm dừng nên đại diện cho một sự khuyến khích, và sự khuyến khích nên bắt từ nhỏ và lớn dần trong quá trình học sinh di chuyển trên con đường. Mỗi một ngày, nếu một học sinh hoàn thành nhiệm vụ và có hành vi tốt trong học tập hãy đưa em đó tiến gần thêm một bước trên chặng đường, để tiếp tục khích lệ em đó tiến về phía trước.

Trên đây chỉ là ví dụ cho các chương trình khích lệ; còn có vô số các loại khác. Một số giáo viên sử dụng điểm số; khi một học sinh đã nhận được một số lượng điểm nào cho cho các câu trả lời và hành vi tốt, em đó sẽ nhận được một phần thưởng. Một số giáo viên sử dụng một chiếc lọ để chứa những hành vi tốt, những phần thưởng sẽ được trao cho các cá nhân hoặc cả lớp học khi mà chiến lọ đầy.

? PHÁT TRIỂN MỘT HỆ THỐNG PHẦN THƯỞNG

Bên cạnh việc xem xét đâu là hệ thống mà bạn sẽ sử dụng, bạn cũng cần suy nghĩ về việc tạo động lực cho học sinh bằng phần thường, cân nhắc loại động lực (phần thưởng) mà bạn sẽ cung cấp. Nếu các phần thưởng mà bạn đưa ra không thực sự thú vị với học sinh của bạn, hệ thống của bạn ngay tập tức sẽ không hoạt động. Có một số điểm bạn nên lưu ý.

Ghi nhớ trong đầu độ tuổi học sinh của bạn, và tìm kiếm các phần thưởng phù hợp với cả các em nam và nữ. Một hòm khó báu nhỏ bằng đồ chơi thường phù hợp với các học sinh nhỏ. Học sinh ở độ tuổi trung học cơ sở có thể hứng thứ với một chiếc pizza, bỏng ngô, một ngày xem phim hoặc không có bài tập về nhà. Những học sinh lớn hơn cũng thích một số đồ ăn và có nhiều tự do như: thêm thời gian sử dụng máy tính trong lớp, là cái tên được chọn để làm lớp trưởng một tuần hoặc một tháng, là người đầu tiên rời khỏi lớp khi kết thúc buổi học, hoặc được trở thành một trợ lí giáo viên.

Khi phát triển một hệ thống phần thưởng, hãy dự đoán trước cách học sinh có thể phản ứng với sự khích lệ của giáo viên. Một vài hệ thống phần thưởng cảm giác giống như sự trừng phạt bởi một số học sinh nhất định không bao giờ có một cơ hội bình đẳng để “chiến thắng”. Sau một khoảng thời gian, các học sinh này sẽ cố tình không hoạt động và ngừng tham gia trong lớp học. Hãy cẩn thận vì nếu không cân nhắc kĩ lưỡng một số hệ thống sẽ phản tác dụng.

Trong một số trường hợp, các chương trình phần thưởng bị mạo nhận, vì bản chất nó dựa trên sự trừng phạt. Loại hệ thống này bắt đầu một cách tưởng như rất công bằng với mọi học sinh. Họ đều có cơ hội để nhận một phần thưởng, nhưng nếu một học sinh không hoạt động, phần thưởng sẽ không bao giờ quay lại với em đó. Dù học sinh đó có hoạt động tích cực nhiều như thế nào, em đó đã đánh mất đi cơ hội để có một phần thưởng – một sự trừng phạt cho hành vi xấu – sự trừng phạt này sẽ không bao cải thiện được hành vi thái độ của học sinh.
Khi phát triển hệ thống của bạn, hãy chắc chắn mọi học sinh có thể giành được phần thưởng. Có thể sẽ có một số học sinh được nhiều phần thưởng hơn các bạn khác, những tất cả học sinh nên có khả năng để đạt được nó ở một số điểm. Bạn hãy chắc chắn cho học sinh cơ hội để chuộc lại những hành vi và kết quả chưa tốt. Điều đó sẽ gửi một thông điệp tích cực rằng làm việc chăm chỉ và đưa ra các lựa chọn đúng làm nên sự khác biệt.

Cuối cùng, sự cân bằng là điều quan trọng khi triển khai một hệ thống phần thưởng. Để khuyến khích các hành vi tốt, lựa chọn đúng và sự tham gia trong lớp học bạn có thể muốn sử dụng các phần thưởng thường xuyên vào đầu năm học. Nhưng nên nhớ rằng, những lời khen cũng là một phần thưởng đầy sức mạnh. Bằng cách xen kẽ giữa các phần thưởng vật chất và lời nói, bạn có thể giúp học sinh hiểu rằng niềm vui nội tại đến từ việc tạo ra các lựa chọn và hành vi tốt. Nhiều giáo viên bắt sử dụng một hệ thống phần thưởng nhất quán vào đầu năm học, đan xen nó thường xuyên với những lời khen, và sau đó dần dần hạn chế những phần thưởng từ bên ngoài trong suốt năm học. Bạn cũng có thể xem xét điều này vì nó thực sự tốt nếu không muốn học sinh của bạn quá phụ thuộc vào phần thưởng.

Trên đây là một số chia sẻ về các công cụ tạo động lực cho học sinh, hy vọng sẽ giúp ích cho thầy cô trong việc tạo động lực cho học sinh của mình.

Tham khảo thêm: Những hoạt động đánh giá năng lực học sinh trong dạy học

(Nguyễn Văn Vương – Nguyễn Hữu Long dịch)
(Nguồn:http://www.educationworld.com/…/…/mcdonald/mcdonald030.shtml)