Vì sao Giáo viên nên, cần ứng dụng CNTT trong giảng dạy?

Việc Ứng dụng CNTT vào giảng dạy không chỉ mang lại lợi ích cho học sinh mà còn giúp giáo viên, nhà trường nâng cao hiệu suất và chất lượng của quá trình giảng dạy. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng Cẩm nang dạy học thảo luận về một số lý do tại sao giáo viên cần tích hợp CNTT vào quá trình giảng dạy, ngay dưới đây nhé:

1. Cá thể hóa các hoạt động giảng dạy thông qua công nghệ. 

Các công cụ như website, ứng dung, trò chơi học tập, sách điện tử, các phân hệ trợ giúp học tập ảo sẽ giúp người học học tập theo đúng nhu cầu và khả năng của mình. Các nguồn tài nguyên số có thể hỗ trợ các chủ để học tập và cung cấp các phương pháp giảng dạy khác nhau cho mỗi nhu cầu học tập riêng biệt của sinh viên. Giảng viên có thể thực hành nhiều tiếp cận sư phạm và có thể nhận được phản hồi tức thời của người học để cải tiến chất lượng.

2. Công nghệ giúp truy cập tức thời tới các nguồn tri thức. 

Từ tri thức phổ thông tới tri thức học thuật đều có thể dễ dàng tìm kiếm và áp dụng trong các quy trình giảng dạy thông qua các hệ thống tra cứu của thư viện, các máy tìm kiếm (search engines) như Google Search, Google Scholars, Google Books, các cơ sở dữ liệu học thuật như Scopus, các mạng xã hội học thuật như Academia, Resarch Gates …

3. Công nghệ phù hợp, hấp dẫn và gắn kết người học. 

Các thiết bị như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, Internet đều là những công cụ mà người học có thể sử dụng ở nhà. Do đó, người học sẽ thỏa mái và tích cực hơn khi dùng các công cụ này để kết nối với bạn học, thầy cô và với nhà trường. Sử dụng công nghệ trong lớp học giúp người học dễ dàng biểu thị mối quan tâm, sự chú ý, những mong đợi và thái độ tích cực với việc học.

4. Công nghệ giúp người học linh hoạt và thích ứng nhanh trong công việc tương lai. 

Tính linh hoạt và di động đang là một đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn thực hành nghề nghiệp. Sinh viên sử dụng công nghệ trong lớp học sẽ thích ứng nhanh với việc sử dụng chúng khi đi làm. Không chỉ dừng ở kỹ năng số, người học còn được rèn kỹ năng mềm, tư duy phản biện, khả năng nghiên cứu độc lập, và thành thạo trong phối hợp sử dụng công nghệ.

5. Công nghệ giúp tạo lập môi trường học tập tích hợp (Blended Learning Environment). 

Việc sử dụng giáo trình điện tử, tổ chức thi và nộp bài thi trực tuyến … giúp giảm chi phí cho việc in ấn và mua học liệu giấy. Ngoài ra, sinh viên thực sự thích thú việc học đồng thời cả trực tuyến trên mạng và trực tiếp trên lớp. Bên cạnh đó, các công cụ công nghệ sẵn có có thể giúp giảng viên tổ chức giờ giảng một cách thân thiện, vui vẻ và hiệu quả.

6. Công nghệ hỗ trợ giảng viên trong các quy trình nghiệp vụ giảng dạy. 

Nghiên cứu của PBS chỉ ra có đến 74% giảng viên cho rằng công nghệ hỗ trợ họ nâng cao chất lượng bài giảng. Công nghệ có thể hỗ trợ giảng viên từ việc thiết kế môn học, bài giảng, tới tổ chức giảng dạy, đánh giá người học, và phát triển năng lực sư phạm. Cuốn sách Cẩm nang này là một chỉ dẫn hỗ trợ áp dụng công nghệ trong các quy trình giảng dạy nêu trên của giảng viên.

Ứng dụng CNTT vào giảng dạy là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại nhất là trong thời kỳ bùng nổ của Công nghệ Trí tuệ nhân tạo. Việc ứng dụng CNTT hiệu quả sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh học tập tốt hơn và chuẩn bị cho học sinh thích nghi với cuộc sống trong tương lai.

Tham khảo thêm