Bây giờ chúng ta sẽ một lần nữa giải thích cho rõ hơn về khái niệm Chương trình môn học định hướng năng lực là gì và các đặc điểm riêng biệt của môn Tin học nếu định hướng chương trình theo năng lực là gì.
Về khái niệm một chương trình môn học định hướng năng lực, có 2 điều cơ bản nhất cần nhớ rõ:
1. Chương trình được thiết kế không dựa trên các nội dung định trước, mà dựa trên các nhu cầu thực tế của năng lực. Trong ngành quản lý giáo dục người ta gọi đó là qui trình “thiết kế ngược”, tức là xuất phát ban đầu là các yêu cầu kỹ năng, năng lực cần đạt, dựa trên các yêu cầu đó sẽ thiết kế nội dung chương trình. Toàn bộ chương trình các môn học của CTGDPT mới đều được thiết kế theo mô hình “ngược” này.
2. Vì chương trình lấy năng lực đầu ra làm mục đích chính nên chỉ có phần yêu cầu năng lực là cố định, bắt buộc và có tính pháp lý. Và như vậy về lý thuyết có thể có nhiều chương trình, nhiều bộ SGK, nhiều cách tiếp cận của chương trình để giải quyết một bài toán đầu ra đó. Như vậy trong mô hình chương trình định hướng năng lực sẽ có nhiều bộ SGK, các bộ sách này đều phải được viết dựa trên một Chương trình môn học thiết kế mở dựa trên định hướng năng lực.
Quay lại chương trình môn Tin học trong CTGDPT mới, chúng ta thấy rõ tính định hướng năng lực của CT này thể hiện ở cách thiết lập chương trình dựa trên các yếu tố năng lực đã trình bày trong phần trên của bài viết này. Tuy nhiên do đặc điểm của minh, chương trình định hướng năng lực của Tin học có rất nhiều điểm riêng biệt.
Các điểm đặc biệt riêng của Chương trình môn Tin học định hướng năng lực:
1. Chương trình môn Tin học mới lần này không những được xây dựng dựa trên 5 cầu thành năng lực chính, mà còn dựa trên sự phân loại lại một cách bài bản của 3 mạch nội dung CS, IT, DL.
Sơ đồ thiết kế chương trình môn Tin học như sau:
2. Tin học là môn học có tính thực hành và đậm đặc ý tưởng sản phẩm sáng tạo, hay nói cách khác, là môn học có tính STEM rất cao. Như vậy trong môn Tin học, đa số, hoặc rất nhiều năng lực, kỹ năng, kiến thức sẽ được đánh giá thông qua các sản phẩm hoàn thiện. Đặc điểm này các GV cần chú ý đặc biệt. Một vài ví dụ:
– Khi học soạn thảo văn bản, sản phẩm là 1 văn bản được trang trí, trình bày đẹp theo yêu cầu chính là sản phẩm cuối cùng, không quan trọng HS làm được điều đó bằng cách nào.
– Học phần mềm trình diễn (ví dụ PowerPoint), sản phẩm cuối cùng là một trình diễn đa phương tiện đáp ứng yêu cầu của GV, có tính sáng tạo của HS và do chính HS trình bày, không quan trọng là HS làm được sản phẩm này bằng lệnh nào.
Cẩm nang dạy học (Nguồn: Công nghệ & Cuộc sống)