Sự khác biệt giữa định hướng Khoa học máy tính và Tin học ứng dụng

Các chuyên gia đã phân loại chính xác 2 hướng nội dung chính của kiến thức Tin học trong trường học. Việc phân loại này sẽ giúp các nhà quản lý và chuyên gia GD hiểu rõ hơn và định hướng được tương lai của môn học này.

Chúng ta đã có bài tìm hiểu nhóm thứ nhất, DL – kỹ năng số hóa phổ thông. 2 nhóm còn lại (CS, IT) thì khó phân biệt hơn vì chúng đều là những kiến thức thực sự của môn Tin học, được dạy trên khắp tất cả các quốc gia. Để hiểu rõ hơn 2 định hướng này chúng ta bắt đầu bằng việc so sánh giữa chúng.

So sánh bản chất nội dung kiến thức giữa IT và CS.

Bảng sau so sánh phần kiến thức, nội dung dự kiến của 2 hướng CS và IT. Mục đích của các bảng này để chúng ta cảm nhận được sự khác nhau rõ rệt về bản chất giữa 2 hướng nội dung này mà từ xưa đến nay ít người để ý đến.

IT: Ứng dụng CNTTCS: Khoa học máy tính
Định hướng IT trong môn Tin học được mô tả như sau 1. Định hướng này bao gồm sử dụng một cách hiệu quả, sáng tạo các hệ thống ứng dụng CNTT có sẵn vào nhu cầu công việc cụ thể. 2. Bao gồm các kỹ năng, kỹ thuật rời rạc sử dụng các phần mềm, thiết bị CNTT để hoàn thiện theo đúng yêu cầu của người sử dụng. 3. Vì các kỹ năng khai thác sẽ phụ thuộc vào các phần mềm và thiết bị cụ thể nên hướng IT sẽ không có một hệ thống tư duy độc lập chung, mà bao gồm các tư duy ứng dụng và sáng tạo độc lập, rời rạc. 4. Thiết kế và cài đặt các hệ thống thông tin dữ liệu dựa trên các ứng dụng CNTT cụ thể, có sẵn để tạo ra được các hệ thống trợ giúp công việc. Các hệ thống thông tin này sẽ không thể bền vững với thời gian vì các công nghệ và ứng dụng thường thay đổi rất nhanh. 5. Hệ thống kiến thức IT hoàn toàn phục thuộc vào công nghệ cụ thể, phụ thuộc vào trình độ tự động hóa của công nghệ tương ứng với thời gian hiện thời.Định hướng CS khoa học máy tính trong môn Tin học được mô tả bởi các tính chất quan trọng sau: 1. Là 1 tập hợp ý tưởng, quan niệm thống nhất, chặt chẽ, logic của 1 môn học. Ví dụ các quan niệm như Chương trình; Thuật toán; Cấu trúc dữ liệu; Kiến trúc hệ thống. 2. Là 1 tập hợp các kỹ thuật, kỹ năng logic chặt chẽ, có phát triển từ thấp đến cao. Ví dụ kỹ thuật lập trình, thuật toán, kiểm thử, sửa lỗi chương trình. 3.  Có 1 hệ thống tư duy độc lập, riêng biệt của môn học. Ví dụ tư duy máy tính, tư duy thuật toán, tư duy giải quyết vấn đề, …. 4. Có tính chất bền vững với thời gian. Chú ý rằng tính chất này không thể đúng với IT vì CNTT phát triển rất nhanh nên không có 1 hệ thống nào bền vững với thời gian. 5- Hệ thống lý thuyết độc lập với công nghệ. Ví dụ hệ thống các ngôn ngữ lập trình, thuật toán, …. đều độc lập với kỹ thuật và công nghệ cụ thể.


Bảng trên cho chúng ta thấy sự khác biệt rất cơ bản giữa 2 hướng nội dung IT và CS. Trong CT môn Tin học cũ (hiện nay) hầu như tất cả các chủ đề kiến thức và định hướng chính đều là IT. Chính điều này làm cho toàn xã hội nói chung và các GV, HS trong nhà trường phổ thông hiểu không chính xác về môn Tin học. Trong CT môn Tin học mới, định hướng CS đã được đưa vào và là một trọng tâm chính của chương trình. Điều này sẽ làm cho bức tranh của môn Tin học thay đổi hoàn toàn.

So sánh định hướng kiến thức giảng dạy, mục đích, đối tượng tổng quát giữa IT và CS.

Cả 2 hướng CS, IT đều mang ý nghĩa kiến thức cơ bản trong mô hình môn Tin học của tương lai. Nhưng giữa chúng có sự khác biệt đáng kể, thậm chí ngược nhau, bù trừ cho nhau. Bảng sau phác thảo sự khác nhau cơ bản đó giữa 2 hướng nội dung CS và IT. Có thể tóm tắt: IT định hướng ứng dụng, nghề nghiệp; CS định hướng chuyên nghiệp, hàn lâm.

 IT – CNTT và ứng dụngCS – Khoa học máy tính
Hệ thống máy tínhHệ thống máy tính được sử dụng như thế nào.Hệ thống máy tính được hoạt động, làm việc như thế nào.
Đối tượngCon người là trung tâm của môn học.Máy tính là trung tâm của môn học.
Định hướng cốt lõiTập trung, quan tâm đến sự phát triển của hệ thống hướng tới nhu cầu người sử dụng.Tập trung, quan tâm đến tư duy thuật toán, đến cách mà vấn đề có thể phân rã thành các bài toán, vấn đề nhỏ hơn để giải quyết.
Sản phẩmQuan tâm đến việc sử dụng các phần mềm, hệ thống đã có để đáp ứng nhu cầu hiện tại.Quan tâm đến việc thiết kế các hệ thống, phần mềm mới.
Sử dụng sản phẩmNhấn mạnh việc lựa chọn, đánh giá sử dụng phần mềm trong công việc.Nhấn mạnh đến các nguyên lý và kỹ thuật của hệ thống, phần mềm. Lập trình luôn đóng vai trò trung tâm của các vấn đề quan tâm.
Tư duy hệ thốngHệ thống ứng dụng CNTT phải hỗ trợ hoạt động của con người hay tự động hóa hoạt động của con người.Các ứng dụng thực tế cần được xây dựng thông qua các tư duy của “máy tính”. Thông qua tư duy này chúng ta sẽ hiểu được thế giới tự nhiên như bản chất nó có, nhưng theo cách tư duy riêng của chúng ta, thông qua máy tính.
Định hướng chungĐịnh hướng ứng dụng, nghề nghiệp.Định hướng chuyên nghiệp, hàn lâm.


Như vậy chúng ta thấy sự khác biệt rất cơ bản cả về kiến thức, mục tiêu, định hướng sư phạm của 2 nhánh CS – Khoa học máy tính và IT- Tin học ứng dụng này. Điểm này các GV cần nắm vững khi tiếp cận tìm hiểu và giảng dạy môn Tin học theo CT mới.

Bảng trên cho chúng ta một cách nhìn mới rất quan trọng về định hướng của môn Tin học, gần như khác hoàn toàn so với cách nhìn cũ. Đây chính là điểm mấu chốt, quan trọng nhất mà mỗi GV cần hiểu, tiếp thu và áp dụng sáng tạo trong việc giảng dạy của mình.

Bùi Việt Hà (Nguồn: Công nghệ và Đời sống)