Cyber Hygiene và những quy tắc an toàn cần tuân thủ khi online

Thế giới thủ thuật – Trong bối cảnh rủi ro về an ninh mạng ngày một tăng cao. Đặc biệt thời kỳ hậu đại dịch, khi rất nhiều người dùng vẫn tiếp tục làm việc tại nhà. An ninh mạng, an toàn trực tuyến là những vấn đề doanh nghiệp và người dùng trên toàn thế giới quan tâm. Trong bài viết này, Thế giới thủ thuật sẽ chia sẻ cùng bạn Những quy tắc an toàn cần tuân thủ khi bạn online.

Giống như trong thế giới thực, người tham gia sử dụng các dịch vụ Internet cần phải được hướng dẫn về những quy tắc duy trì sự an toàn khi online cho cả thiết bị và dữ liệu của mình. Tuân thủ đúng quy trình một cách triệt để và nuôi dưỡng thành một thói quen tốt. Trong thế giới mạng, Cyber Hygiene gồm các quy tắc cần đi kèm với nhau. Bạn cần thực hiện trong các hướng dẫn đơn giản dưới đây.

1. Sử dụng phần mềm diệt virus, chặn malware uy tín

Phần mềm diệt vi-rút chỉ có tỷ lệ thành công 25% trong việc phát hiện phần mềm độc hại. Điều quan trọng và bắt buộc là bạn cần chọn một thương hiệu mà bạn có thể tin tưởng. Đây là bước đầu tiên và cơ bản nhất để đảm bảo vệ cho thiết bị, dữ liệu và tài khoản của bạn. Hãy cẩn thận các phần mềm miễn phí.

2. Thiết lập tường lửa như tuyến đầu bảo vệ

Giống như tường lửa vật lý, tường lửa mạng đứng giữa bạn và thế giới kỹ thuật số. Tường lửa mạng có thể là cách tốt nhất để ngăn chặn truy cập trái phép vào các trang web, trang web thư và các nguồn thông tin khác.

Sẽ là tốt nhất khi sử dụng cả tường lửa phần cứng để đảm bảo sự an toàn khi online. Hầu hết các bộ định tuyến đi kèm với một fire-wall. Kích hoạt nó có thể tăng cường hơn nữa các kết nối.

3. Chuyển các mật khẩu thành mật khẩu mạnh

Rất nhiều người dùng vẫn chưa có thói quen đặt cho mình một mật khẩu đủ mạnh. Nếu mật khẩu bạn đang sử dụng vẫn là “12345678”, hay “password”. Hay hơn một chút là mật khẩu có họ tên và ngày tháng năm sinh thì rủi ro mật khẩu bị hack là rất lớn.

Với mức độ nguy hiệm và đông đảo của tin tặc hiện tại, việc dò và phá các mật khẩu như trên quá đơn giản. Một mật khẩu mạnh cần đảm bảo các yếu tố như: Đủ độ dài tối thiểu 12 ký tự. Bao gồm đủ các ký tự hoa, thường, ký tự đặc biệt, và số.

4. Sử dụng xác thực nhiều yếu tố

Ngay cả một mật khẩu mạnh cũng chưa đủ giúp bạn an toàn. Các hãng công nghệ hiện đều cung cấp nhiều giải pháp xác thực an toàn hơn cho người dùng, thay thế cho mật khẩu thông thường. Như xác thực hai yếu tố qua ứng dụng thứ 2, xác thực bằng vân tay hay nhận diện khuôn mặt.

Việc xác thực qua hai hay nhiều yếu tố làm giảm đáng kể khả năng bị hack mật khẩu. Thực sự gây nhiều khó khăn hơn cho tin tặc khi có chủ đích tấn công.

5. Mã hóa thiết bị và dữ liệu

Việc mã hóa thiết bị hay dữ liệu và chốt chặn hiệu quả trước các rủi ro an ninh mạng. Hiện có nhiều công cụ và phần mềm cung cấp khả năng mã hóa thiết bị. Như với Windows 10 Pro, đó là tính năng Bitlocker.

Mã hóa thiết bị hay dữ liệu này nhằm đảm bảo ngay cả trường hợp thiết bị có bị đánh cắp, truy cập trái phép. Thì tin tặc vẫn không thể truy cập và khai thác được các dữ liệu đã có. Bạn có thể mất thiết bị, nhưng dữ liệu vẫn an toàn.

6. Bảo vệ mạng không dây. Mã hóa định tuyến

Hầu hết thiết bị người dùng đểu sử dụng mạng không dây cho công việc thường ngày. Dù là mạng không dây ở gia đình, văn phòng, chúng ta cần cài đặt bảo vệ cho mạng.

Có một số bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện để làm cho mạng không dây của mình an toàn hơn. Như cài đặt mật khẩu phức tạp, sửa đổi thông tin xác thực và tên mạng của bộ định tuyến, sử dụng mã hóa.

7. Xóa dữ liệu sạch và cẩn thận

Làm sạch dữ liệu cũng là một trong những quy tắc an toàn giúp bạn duy trì hiệu quả khi tham gia trực tuyến. Nếu bạn nghĩ rằng việc dọn sạch thùng rác sẽ loại bỏ thông tin nhạy cảm khỏi ổ cứng của bạn, hãy nghĩ lại. Giờ đây, việc sử dụng thường xuyên phần mềm xóa dữ liệu là tiêu chuẩn dự kiến để duy trì an toàn. Đó là cách duy nhất để thực sự đảm bảo rằng dữ liệu bị xóa khỏi ổ cứng của bạn sẽ bị xóa vĩnh viễn.

8. Thường xuyên sao lưu dữ liệu dự phòng

Bên cạnh tăng cường các công cụ bảo vệ thiết bị, mạng hay dữ liệu thì việc sao lưu dữ liệu là điều cần thiết. Có những vụ tấn công mạng, chủ đích chỉ là phá hoại hay mã hóa dữ liệu tống tiền. Nếu bạn thực hiện sao lưu dữ liệu thì sẽ hạn chế được hai rủi ro lớn ở trên.

Tạo các bản sao lưu hệ thống thông thường trên đám mây hoặc ổ đĩa ngoài đảm bảo thông tin của bạn vẫn có sẵn, ngay cả khi thiết bị của bạn bị xâm phạm. Chính thói quen cần thiết này làm tăng giá trị cho tất cả các biện pháp bảo vệ khác mà bạn có thể đã thiết lập.

9. Thường xuyên Update phần mềm để an toàn khi online

Tấn công mạng hay tin tặc ngày càng nguy hiểm và quy mô hơn. Các nhà cung cấp phần mềm phải thường xuyên cập nhật bảo mật, cung cấp vá lỗi cho Hệ điều hành và phần mềm của mình. Không có phần mềm nào là an toàn tuyệt đối. Ngay cả với MacOS như nhiều người lầm tưởng.

Quy tắc an toàn khi online

Để giúp dữ liệu và thiết bị của mình an toàn, hãy thường xuyên thực hiện cập nhật Hệ điều hành, phần mềm lên mới nhất. Điều này đảm bảo các giải pháp của bạn đều đang được bảo vệ ở mức cao nhất.

10. Hạn chế số lượng tài khoản quản trị

Có quyền tài khoản quản trị thiết bị hay hệ thống đồng nghĩa bạn có toàn quyền truy cập, thay đổi, cài đặt hay theo dõi. Bạn không muốn khả năng này vào tay tin tặc phải không nào. Hãy hạn chế số lượng tài khoản quản trị trên hệ thống hay thiết bị của bạn.

Thường chỉ người chịu trách nhiệm cao nhất mới có quyền Admin. Các người dùng khác cần có tài khoản ở cấp độ thấp hơn, phù hợp.

11. Sử dụng VPN để an toàn khi online

Nếu bạn đang kết nối với mạng văn phòng hoặc trường đại học qua Intranet, nên sử dụng VPN để truy cập.

Trên đây là 11 quy tắc an toàn mà bạn cần tuân thủ giúp bạn và tổ chức an toàn hơn trước các rủi ro an ninh mạng. Ngoài ra, với tổ chức và trường học, rất cần tổ chức các chương trình đào tạo cho nhân viên và học viên về rủi ro từ an ninh mạng cũng như cách phòng chống.

Billy Nguyễn tổng hợp